Nếu Bạn đang tìm kiếm phụ kiện phòng tắm cao cấp với mức giá phải chăng thì đừng bỏ qua bài viết này. Đây là bài viết quan trọng giúp Bạn có cái nhìn bao quát về các phụ kiện nhà tắm hiện có trên thị trường, các thương hiệu nên mua, bảng báo giá chi tiết và những kinh nghiệm mua sắm quý giá từ những chuyên gia nội thất đầu ngành.
I. Danh sách các vật dụng cần có trong phòng tắm
Không quan trọng bạn sở hữu phòng tắm diện tích nhỏ hay lớn, nếu biết cách bố trí phụ kiện phòng tắm, Bạn vẫn sẽ có một phòng tắm đẹp và đầy đủ tiện nghi. Dưới đây là 12 dụng cụ nhà tắm cần thiết cho mọi nhà mà Bạn không thể bỏ qua.
► Xem bảng giá 7 thương hiệu thiết bị vệ sinh nổi tiếng nhất: https://kibath.vn/thiet-bi-ve-sinh/
1. Gương nhà tắm
Gương soi là dụng cụ cần phải có trong phòng tắm, giúp Bạn nhanh chóng phát hiện ra các khuyết điểm và chỉnh trang ngay tại chỗ. Gương nhà tắm có 3 loại: kiểu gương truyền thống chỉ dùng để soi, kiểu gương có gắn thêm đèn và kiểu gương thông minh tích hợp nhiều tính năng hiện đại (hiển thị ngày giờ, nghe nhạc, cảm ứng…).
2. Kệ nhà tắm
Dùng để lưu trữ đồ dùng nhà tắm như dầu gội, sữa tắm, khăn tắm… vô cùng tiện lợi. Kệ làm từ chất liệu kính cường lực, inox 304, nhựa, gỗ… lắp đặt ở vị trí góc tường, treo tường hoặc đặt trên két nước…
3. Thanh treo khăn
Một ý tưởng hay để treo khăn nhà tắm bằng cách sử dụng kệ, thanh treo hoặc vòng khăn, giữ cho khăn sạch sẽ và nhanh khô hơn.
4. Kệ để xà phòng
Xà phòng dễ tan chảy trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, nếu Bạn muốn giữ cho chúng khô ráo không bị mềm nát thì hãy nghĩ đến việc đặt xà bông lên một chiếc kệ riêng.
5. Kệ để bàn chải và kem đánh răng
Không có lý do gì để đặt bàn chải đánh răng của bạn nằm trên kệ nhà tắm hay những chiếc cốc đựng chung dễ lây nhiễm chéo. Một chiếc kệ đựng bàn chải và kem đánh răng riêng biệt sẽ là “bảo bối” bảo vệ sức khỏe gia đình Bạn.
6. Khay đựng giấy vệ sinh
Phát minh vĩ đại thứ hai sau giấy vệ sinh là hộp đựng giấy vệ sinh. Vật dụng giúp bảo quản giấy vệ sinh không bị mềm ướt, việc rút giấy cũng nhanh chóng hơn.
7. Móc treo quần áo
Dụng cụ tuy nhỏ nhưng phòng tắm nào cũng cần. Bạn có thể đặt móc treo quần áo ở đâu ? Trên tường, sau cánh cửa, kết hợp với các phụ kiện khác…
8. Tủ lavabo
Đây là đồ dùng nhà vệ sinh 2 trong 1, vừa làm gương soi, vừa làm tủ lưu trữ đồ vô cùng tiện lợi và đẹp mắt. Bạn có thể đựng khăn tắm, cuộn giấy vệ sinh và nhiều vật dụng linh tinh khác trong nhà tắm.
9. Phụ kiện an toàn
Nền gạch trơn trong phòng tắm có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và người già. Để đảm bảo an toàn, Bạn nên trang bị thêm các phụ kiện an toàn như tay vịn phòng tắm, ghế nhà vệ sinh, giá đỡ bồn tắm…
10. Đồ đựng dụng cụ làm sạch toilet
Nhà vệ sinh cần được cọ rửa thường xuyên nên các dụng cụ vệ sinh như bàn chải, nước tẩy rửa… cần cất giữ ở một nơi phù hợp.
11. Phụ kiện làm sạch và khô tay
Đó là máy xà phòng, hộp đựng giấy lau tay, máy sấy khô… thường lắp đặt bên cạnh bồn rửa mặt. Những đồ dùng này xuất hiện nhiều tại các nhà vệ sinh công cộng.
12. Phụ kiện khác
Vẫn còn rất nhiều phụ kiện nhà tắm khác đang chờ Bạn khám phá như phễu thoát sàn chống hôi, quạt thông gió, thảm lau chân, thùng rác, chậu trồng cây, chai lọ trang trí…
II. Kinh nghiệm chọn phụ kiện phòng tắm từ chuyên gia
Nên mua phụ kiện nào cho phòng tắm ? Bắt đầu từ đâu, lựa chọn như thế nào ? Mua làm sao để không lãng phí ? Dưới đây là những gì bạn cần cân nhắc khi mua phụ kiện cho phòng tắm của mình.
1. Nhận biết ngân sách của Bạn
Bạn dự tính chi bao nhiêu tiền cho việc mua sắm phụ kiện phòng tắm ? Hãy nghiêm túc trả lời câu hỏi này. Con số đưa ra giúp Bạn phân bổ ngân sách hợp lý, tránh chi tiêu quá nhiều cho một số vật dụng đắt đỏ.
Nhận thức ngân sách có giới hạn cũng giúp bạn có thêm động lực tìm kiếm những phụ kiện có chất lượng tốt nhưng chỉ ở mức giá phải chăng. Hãy nhớ ngân sách là chìa khóa cho mọi khía cạnh của cuộc sống.
2. Ưu tiên những đồ dùng cần thiết
Không phải tất cả phụ kiện nhà vệ sinh đều quan trọng. Hãy luôn bắt đầu mua sắm những thứ quan trọng mà phòng tắm của bạn cần. Bằng cách đó, ngay cả khi hết tiền trước khi mua những thứ khác, bạn cũng đã có những thứ mình cần.
Nếu một phụ kiện có giá cả phải chăng và chất lượng tốt, hãy tự hỏi liệu nó có phù hợp với nhu cầu của bạn ? Các thành viên khác trong gia đình có thực sự cần nó hay không ? Nếu câu trả lời của bạn là có, thì hãy tiếp tục và mua nó. Cân nhắc kỹ điều này có nghĩa là bạn sẽ mua được những đồ dùng phòng tắm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng mà không bị lãng phí.
3. Chọn mua phụ kiện theo không gian
Hoàn toàn vô nghĩa nếu việc lắp đặt thêm phụ kiện khiến phòng tắm trở nên chật trội và lộn xộn hơn. Chỉ mua những phụ kiện phù hợp với không gian sẵn có trong phòng tắm. Vị trí nào còn trống ? Hình dáng và kích thước của chúng sau khi lắp đặt có gây vướng víu, bất tiện không ?
Ý tưởng thiết kế phòng tắm cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Nếu phòng tắm theo phong cách hiện đại, đương đại, cổ điển, tân cổ điển hay truyền thống thì màu sắc, hình dáng phụ kiện đi kèm cũng phải hòa hợp theo phong cách đó.
4. Chú ý tới ánh sáng
Ánh sáng có thể xem là một loại phụ kiện trong nhà tắm. Nó rất quan trọng và thậm chí có thể tạo ra một cảm giác “biến đổi” cho phòng tắm của bạn. Bạn có thể sử dụng gương hoặc đèn treo tường để điều phối ánh sáng, đảm bảo ánh sáng chiếu đến tất cả mọi ngóc ngách trong phòng tắm, mang đến cảm giác thoáng đãng và rộng rãi hơn.
5. Không nhất thiết phải mua theo thương hiệu
Khi mua phụ kiện phòng tắm, Bạn thực sự không cần thiết phải suy nghĩ nhiều về thương hiệu nhà cung cấp. Phụ kiện phòng tắm sản xuất không quá phức tạp và những phụ kiện đắt đỏ chủ yếu là Bạn đang trả tiền cho thương hiệu chứ không phải chức năng.
Hãy tìm kiếm những nhà sản xuất ít tên tuổi hơn, chắc chắn Bạn sẽ mua được những phụ kiện có chất lượng cao cấp mà còn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
III. Nên mua phụ kiện nhà tắm thương hiệu nào ?
1. Kibath
Hầu hết mọi người đều cho rằng: giá sản phẩm càng cao thì chất lượng càng tốt. Điều này không hẳn đúng với các dụng cụ nhà tắm mà Kibath là một ví dụ cụ thể.
Tuy là thương hiệu chưa được nhiều người biết đến nhưng về chất lượng Kibath tự tin không hề thua kém bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào. Toàn bộ phụ kiện sử dụng nguyên vật liệu và dây chuyền sản xuất đạt chuẩn châu Âu, thời gian bảo hành dài hạn, áp dụng 1 đổi 1 nếu phát sinh lỗi.
Quan trọng hơn, Bạn sẽ có phụ kiện phòng tắm cao cấp mà chỉ phải trả mức giá rẻ hơn từ 2 – 3 lần so với các sản phẩm tương đương trên thị trường.
2. Inax
Tại Việt Nam, Inax đã quá nổi tiếng với các thiết bị vệ sinh, phụ kiện chỉ là một trong số đó. Phụ kiện nhà tắm Inax gần như đầy đủ tất cả các loại dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên, mức độ đa dạng về mẫu mã ở từng sản phẩm cụ thể thì lại chưa có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Mức giá phụ kiện Inax thấp nhất 50.000đ, cao nhất 32.000.000đ. Xem bảng giá phụ kiện Inax chi tiết tại đây.
3. Caesar
Caesar là thương hiệu Đài Loan có nhà máy sản xuất tại tỉnh Đồng Nai. Phụ kiện nhà tắm Caesar đa dạng, đầy đủ mẫu mã và chất liệu. Đặc biệt mức giá rất phải chăng dao động từ 50.000đ – 3.300.000đ, tham khảo bảng giá chi tiết ở đây.
4. Viglacera
Viglacera là thương hiệu Việt Nam được biết đến nhiều với sản phẩm gạch ốp lát, chỉ chính thức sản xuất thiết bị nhà tắm từ năm 1998. Với lợi thế am hiểu con người và địa lý, phụ kiện Viglacera nhanh chóng được người tiêu dùng Việt đón nhận đặc biệt là các bộ phụ kiện nhà tắm.
Phụ kiện nhà tắm Viglacera chưa nhiều, chủ yếu bán theo bộ và không bán lẻ. Mức giá dao động từ 168.000đ – 2.707.000đ, xem chi tiết bảng giá ở đây.
5. Toto
Toto có hơn 140 năm lịch sử hình thành và phát triển, được biết đến là thương hiệu thiết bị phòng tắm cao cấp bậc nhất hiện nay. Phụ kiện Toto không phải ai cũng có thể sử hữu khi mức giá vô cùng đắt đỏ, một chiếc kệ để giấy vệ sinh cũng đã lên tới hàng triệu đồng.
Phụ kiện Toto đa dạng về chủng loại nhưng không có nhiều mẫu mã, giá trung bình từ 420.000đ – 4.800.000đ. Mời Bạn xem bảng giá phụ kiện nhà tắm Toto tại đây.
Phụ kiện phòng tắm tuy là thiết bị phụ nhưng sẽ là mảnh ghép hoàn hảo, tạo nên điểm nhấn trọn vẹn cho nội thất nhà tắm. Hãy cân nhắc và lựa chọn phụ kiện nhà tắm phù hợp với mong muốn, ngân sách và không gian, thay vì bị thuyết phục bởi các tính năng hấp dẫn nhưng không được sử dụng. Hãy luôn là người mua sắm thông thái.